CNTP42B ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
CNTP42B ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
CHÚC MỌI NGƯỜI CÓ MỘT KỲ THI THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP
CNTP42B ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CNTP42B ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

CHÚC CÁC BẠN MỘT KỲ THI THÀNH CÔNG VÀ MỘT NĂM MỚI NGON LÀNH
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 . KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
lifestyle_9x
Chủ Tịch Thành Phố
Chủ Tịch Thành Phố
lifestyle_9x


Tổng số bài gửi : 139
Join date : 27/09/2009
Age : 33
Đến từ : paradise

. KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: . KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM   . KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM Icon_minitime1Tue Jan 19, 2010 10:48 am

1. KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ )
 Khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh, thật khó nghe cho rõ từng từ một, bởi lẽ thật dễ hiểu : khi người bản xứ nói chuyện với nhau, họ áp dụng tất cả kỹ thuật nói tự nhiên của mình trong giao tiếp, trong đàm thoại, trong đó có kỹ thuật luyến âm. Vây luyến âm là gì?
 Luyến âm là hiện tượng những từ xuất hiện trong câu văn không được phát âm giống như khi chúng đứng riêng lẻ nữa mà có sự hòa quện giữa âm của các từ đứng gần nhau vơi nhau. Đây là một kỹ thuật khó đòi hỏi học viên cần luyện tập thường xuyên, chú ý lắng nghe. Song lại có một nguyên tắc hay nói chính xác hơn là một điểm thuận lợi rất lớn, đó là : kỹ thuật luyến âm không dựa trên lý thuyết nào cao siêu cả, nó xuất phát từ ngôn ngữ loài người nói chung, hiện tượng luyến âm này có thể thấy ở nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới chứ không chỉ riêng tiếng Anh, tiếng Việt Nam của chúng ta là một ví dụ
 Trong tiếng Việt Nam có sự luyến âm rất nhiều, nhưng do chúng ta là người bản xứ, lại không phải là nhà nghiên cứu về âm học, tiếng nói nên đôi lúc chúng ta không để ý và tìm hiểu. Kỹ thuật luyến âm này cần luyện tập khi chúng ta nói ngôn ngữ không phải bản ngữ thôi. Khi đã sử dụng một ngôn ngữ nào đó một cách tương đối trôi trảy thì kỹ thuật luyến âm tự động hình thành mà không cần luyện tập.
Hãy lấy vài ví dụ đơn giản trong tiếng Việt phong phú của Việt Nam ta :
Bạn hãy nói những câu sau với tốc độ nhanh nhất có thể :
 Nam ơi , mày có đi học không ?
 Chị Hằng ơi, cho em mượn cái xe máy .
 Thật a ?! Vàng Anh a ?!
Các bạn hãy thử đọc thật nhanh những câu trên, người nước ngoài sẽ thấy ngay hiện tượng luyến âm trong câu nói của chính các bạn.
Chú ý các từ in nghiêng: câu đầu tiên thấy có hiện tượng âm H bị mất đi hay còn gọi là âm câm, chúng ta nghe thấy tiếng phát ra là ĐI ỌC; câu thứ hai cũng tương tự câu trước, bạn chỉ nghe thất CHỊ ẰNG; và câu cuối cùng có sự luyến âm từ âm T sang âm A, và từ âm NG sang âm Anh, cụ thể THẬT TA, VÀNG NGANH.
 Vậy rõ ràng là không phải chúng ta không thể đọc luyến âm được tiếng Anh vì nó là kỹ thuật khó mà nguyên nhân cơ bản nhất, hay gặp nhất của người Việt Nam mình là :

 Khi học từ mới không chú trọng tới vấn đề phát âm, mà chỉ chú ý học nghĩa của từ, cách viết của từ, thêm từ loại…mà không đầu tư xứng đáng cho việc học phát âm từ ấy sao cho đúng.
 Khi học phát âm, đọc các từ tiếng Anh riêng lẻ, người Việt Nam mình thường không chú ý đọc hết những âm ở cuối phiên âm của từ đang học, nên thường xuyên bỏ qua những âm cuối này  tình trạng đọc thiếu âm, khó khăn trong kỹ năng nghe nói chung và đặc biệt là kỹ thuật luyến âm.
 Khi phát âm từng từ hay khi nói cả câu văn học viên ngại ngùng trong việc đọc nhanh các từ và câu ấy  tình trạng hiện tượng luyến âm không xuất hiện một cách tự nhiên mà nếu có chăng thì là do học viên cố tình đọc như vậy để gây ra tình trạng luyến âm giả tạo chứ không phải hiện tượng luyến âm tự nhiên của ngôn ngữ loài người.
 Vậy nó là hiện tượng tự nhiên thì làm sao mà luyện tập được??!! Chẳng lẽ bó tay chịu trói? Không hẳn như vậy. Môn học Triết học Mác Lê-nin có đề cập tới cặp tới phạm trù : trực quan sinh động & tư duy trừu tượng, vật chất & ý thức. Áp dụng những nguyên lý ấy, mối quan hệ biện chứng giữa những cặp phạm trù, sử dụng lý luận của phép duy vật biện chứng, chúng ta có được một số nguyên tắc để chế ngự tự nhiên, biến những gì là nhân tạo, gượng ép thành tự nhiên và ngược lại. Sau đây là nguyên tắc luyến âm.
 NGUYÊN TẮC
 Chú trọng kỹ năng phát âm, kỹ năng nói tiếng Anh
 Khi học từ mới, nhất thiết phải học cả phiên âm quốc tế của nó, đọc chính xác, rõ ràng, đầy đủ tất cả các âm xuất hiện trong phiên âm ấy
 Khi học đọc các từ riêng lẻ ghép lại với nhau thành một câu hoàn chỉnh, chú ý khi bạn đã có trong tay và thực hiện đúng nguyên tắc thứ 2 ở trên thì khi đọc cả câu văn, hay ghép các từ riêng lẻ lại với nhau với một tốc độ nào đó ( tốc độ nào đó còn tùy thuộc khả năng mỗi học viên) thì hiện tượng luyến âm ắt hẳn sẽ xuất hiện mà không cần có sự rèn luyện, chú ý nguyên tắc 2 là nguyên tắc quan trọng hơn cả.
 Nhưng 3 nguyên tắc trên đây là nguyên tắc mà ta mới chỉ áp dụng nguyên lý quan sát hiện tượng rồi nhận xét, còn sau đây là kỹ thuật luyến âm cơ bản nhờ việc áp dụng nguyên lý tác động trở lại tự nhiên một cách hợp lý.
 Khi nào được phép luyến âm?: khi âm cuối của từ đi trước là một âm phụ âm và âm đầu tiên của từ đi ngay sau nó là một âm nguyên âm thì chúng ta có quyền và phải luyến 2 âm ấy với nhau tạo thành tiếng gió, hòa quện âm thanh giữa 2 từ với nhau
 Khi luyến âm yêu cầu kỹ năng gì?: khi bạn đã nắm thật tốt nguyên tắc luyến âm thì thực ra không cần một kỹ năng nào đặc biệt cao siêu cả, một kỹ năng duy nhất là bạn phải tập đọc thật nhanh, nhanh nhất có thể thì sự luyến âm sẽ càng có tính tự nhiên hơn. ( nếu đọc rất chậm mà lại cố tình luyến âm thì người nghe rất phản cảm vì sự mất tự nhiên mà bạn đang thể hiện )
 Âm phụ âm?: là những âm không phải âm nguyên âm ( câu trả lời này củ chuối quá ) đã được đề cập tới ở chương I của tập tài liệu này ( Bảng IPA, CONSONANT SOUNDS )
 Âm nguyên âm?: là những âm không phải âm phụ âm ( lại củ chuối rùi ) đã được đề cập tới ở chương I của tập tài liệu này ( VOWEL SOUNDS )
 Với những kỹ năng, nguyên tắc trên đây, học viên hãy áp dụng một cách linh hoạt, không cứng nhắc cho từng trường hợp.
 Chúc toàn thể học viên đạt được mọi điều như mong muốn.
2. KỸ THUẬT GIẢM ÂM

 Khi nghe băng, CD của những cuốn sách giáo trình như : New Headway, Let’s Go, StreamLine…học viên thường thấy khó khăn khi gặp những bài tập có liên quan đến phần TAPE-SCRIPT ( Bài tập liên quan tới kỹ năng NGHE ).
Lý do thật dễ hiểu : người Anh nói nhanh quá + Có quá nhiều âm người Anh nói không rõ tức là mặc dù bạn có trong tay đoạn hội thoại ấy để so sánh với những gì nghe được, thấy những âm ấy được phát âm khác nhiều quá so với những gì mà bạn học được trong cuốn từ điển ( phiên âm quốc tế ) + Có rất nhiều từ phát âm hoàn toàn khác khi chúng đứng riêng lẻ, lại có những âm không còn nghe thấy nữa.
 Chúng ta hãy cùng nhau từng bước giải quyết những vấn đề nêu trên trong phần 2 này. Tất cả những kiến thức này có thể là rất phức tạp đối với những học viên thuộc khóa học BEGINNERS, nhưng cũng có thể là đơn giản đối với những học viên đã có thâm niên học và dùng Ngoại Ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Nhưng dù bạn ở bất kỳ trình độ nào thì những kiến thức được đề cập tới sẽ rất bổ ích, đáng lưu tâm.
 Hầu hết những kiến thức được đề cập ở đây không gặp trong những tài liệu thông thường, có chăng thì chỉ được đề cập tới rất sơ sài trong một số tài liệu nước ngoài. Hầu hết kiến thức về khẩu hình, về kỹ thuật đều do chính tac giả sưu tầm dựa trên kinh nghiệm giảng dạy và sử dụng được đúc rút lâu năm của các thầy cô, kinh nghiệm quý báu của những bạn sinh viên chuyên cũng như không chuyên Ngoại Ngữ, một phần kiến thức do chính tác giả thu được trong quá trình học tập, sử dụng, giảng dạy tiếng Anh.
 Kiến thức đầu tiên cũng chính là một phần kiến thức quan trọng nhất chính là kỹ năng giảm âm nguyên âm.
 Khi nhìn vào phiên âm của một từ ta chỉ có thể biết cách đọc của từ ấy, trọng âm nhấn vào âm nào, và một vài từ có thêm ký hiệu (r) – ký hiệu âm câm khi đọc riêng lẻ và để sử dụng khi đọc luyến âm trong câu hoàn chỉnh. Nhưng nó không cho ta biết khi đọc nhanh thì giảm âm như thế nào cho đúng.
Sau đây chúng ta cùng nhau xem xét 1 thí dụ
I want to go to shool by bus.
/ ɑɪ wʌnt tu: ɡəʊ tu: sku:l bɑɪ bʌs /


 Như các bạn thấy ví dụ trên với cách đọc theo đúng phiên âm ghi bên dưới là cách đọc một cách thông thường, rõ ràng từng từ, từng chữ một, chưa có kỹ thuật luyến âm (đọc gió ), giảm âm khi đọc. Nhưng kỹ thuật này mới chính là thước đo chuẩn mực để so sánh khả năng nói tiếng Anh của bạn với người bản ngữ, và cũng chính nhờ kỹ thuật này bạn mới có thể nghe nhanh và hiểu nhanh những gì mà người bản xứ nói với nhau một cách tự nhiên. Sau đây là một cách nói giảm âm khi nói thí dụ trên, các bạn hãy chú ý phiên âm cho ngay bên dưới câu thí dụ. (Chúng ta hãy tạm thời không nhắc tới kỹ thuật ngữ điệu trong thí dụ này mà chỉ nói tới kỹ thuật đang đề cập : kỹ thuật giảm âm )
I want to go to shool by bus.
• / ɑɪ wʌnt tə ɡəʊ tə sku:l bɑɪ bʌs /
• / ɑɪ wənt tə ɡəʊ tə sku:l bɑɪ bəs /

 Xem xét thật kỹ ví dụ trên có thể thấy khi đọc nhanh, đọc gió người ta đã biến một số nguyên âm thành âm ə. Hiện tượng này bạn có thể thấy rất nhiều trong văn nói tiếng Anh. Học viên nào đã học giáo trình New Headway thì có thể thấy vấn đề này cũng được đề cập tới trong cuốn giáo trình ấy nhưng không thật chi tiết. Sau đây chúng ta sẽ đưa ra nguyên tắc giảm âm nguyên âm để áp dụng cho các trường hợp tương tự trên.

 NGUYÊN TẮC GIẢM ÂM NGUYÊN ÂM
 Khi đọc nhanh một câu văn nào đó mà câu ấy chưa nhiều từ và chắc chắn các từ ấy là các từ chứa nguyên âm, đầu tiên hãy dựa vào văn cảnh hoặc ý nghĩa của câu để tìm ra các từ nội dung (statement words) hay các từ cần nhấn mạnh ( stressed Words), những từ này được gọi chung là các từ căn bản, hay các các từ khóa trong câu văn ( KEY WORDS ). Sau khi tìm được key words thì những từ còn lại là những từ không cần nhấn giọng.
 Đã là những từ không cần nhấn giọng thì có xu hướng đọc thật nhanh, hoặc có khi còn bỏ qua trong khi đọc. Ta chỉ cần dùng âm ə để thay thế cho những nguyên âm cần lướt qua ấy. Đó là cách hay được sử dụng nhất khi muốn giảm âm của những từ không quan trọng trong câu văn.

 Vì sao không giảm âm thành nguyên khác ( I , a , e ..) mà lại chỉ giảm âm thành âm ə . Đúng vậy một số học viên chỉ biết giảm âm thì giảm âm như thế nhưng không trả lời được câu hỏi này. Sử dụng một vài kiến thức về khẩu hình ta có thể có ngay được câu trả lời cho câu hỏi này.

TRONG TẤT CẢ NHỮNG ÂM MÀ CHÚNG TA SỬ DỤNG KHI PHÁT ÂM TIẾNG ANH, THÌ ÂM ə LÀ ÂM DỄ PHÁT ÂM NHẤT VỀ CẢ CÁCH PHÁT ÂM VÀ ĐẶC BIỆT LÀ VỀ TỐC ĐỘ PHÁT ÂM.
Thật vậy, bạn thử phát âm âm ə này và kiểm chứng lại nhận định trên : bạn chỉ cần nhẹ nhàng hé miệng một chút thôi là đã có thể tạo nên âm này rồi. Chính vì vậy nó thường được sử dụng trong giảm âm để tạo nên tốc độ trong khi nói.
 Một vài điểm nữa cần lưu ý khi học kỹ thuật giảm âm : không áp dụng kỹ thuật này một cách máy móc mà không có sáng tạo hay thiếu sự suy luận. Một lỗi hay gặp nhất đối với học viên khi bắt đầu học kỹ thuật này là : mặc dù đang nói câu văn ấy với tốc độ ốc sên nhưng lại đọc to, rõ ràng những âm giảm âm để nhấn mạnh sự giảm âm. Giống như ví dụ nêu trên, bạn không nên đọc giảm âm những từ want, to, bus mà bạn lại đọc với giọng đọc rõ ràng, hay cố nhấn thật mạnh vào những âm ấy khi bạn chuyện với người khác trong giao tiếp thực tế ( giảm âm cơ mà sao lại nhấn giọng thế ), chúng ta chỉ cố gắng tập đọc mạnh mẽ, rõ ràng các âm giảm âm ấy khi tập nói, rèn luyện một mình hay ở trên lớp cùng nhau luyện tập thôi.
 Không phải từ nào cũng giảm âm như vậy được, có một số từ rất ít thấy giảm âm, muốn biết nó có thực sự giảm âm được hay không một cách chắc chắn nhất là hỏi người bản ngữ ( Native Speakers) để họ chỉ cho bạn nói như thế đã đúng chưa và nếu đúng thì đúng trong trường hợp nào.
 Từ học viên hay phát âm nhầm nhất do thói quen :
Từ but / bʌt / - khi giảm âm thành but / bət / chứ không phải là BẤT mà học viên hay phát âm do thói quen.
Từ of / əv / - là từ duy nhất trong tiếng Anh mà tận cùng là chữ F lại phát âm là chữ V.



 Kiến thức tiếp theo cũng là một phần kiến thức quan trọng không kém chính là kỹ năng giảm âm phụ âm.
 Khi nghe tiếng Anh các bạn chắc hẳn gặp những trường hợp mà âm phụ âm không còn được phát âm rõ như khi chúng ta tập phát âm thep bảng IPA. Âm phụ âm hay được đọc giảm âm nhất trong tiếng Anh chính là : / t /
 Ta hãy xét một VD đã dùng ở trên

university[ ,ju:ni'vз:səti ]
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
[ ,ju: ni 'vз: sə ti ]

 Nếu các bạn đọc đúng từ trên về cả âm cơ bản và trọng âm đã thể hiện một kỹ thuật phát âm hoàn chỉnh nhưng chưa perfect. Với các đọc gọi là hoàn chỉnh là khi đọc chậm, rõ ràng ta chỉ cần thêm một ký thuật thật nhỏ trong khi đọc là đã biến cái hoàn chỉnh ấy trở nên perfect
 Học viên hãy chú ý âm / ti / ở cuối từ này. Hãy nghe thật nhiều lần từ này : so sánh để thất rõ được sự khác biệt nho nhỏ giữa 2 cách đọc hoàn chỉnh và cách đọc perfect. Nó chỉ khác nhau duy nhất ở cách phát âm âm / ti / . Bạn sẽ nghe thấy gần giống âm RI chứ không phải là TI hat THI nữa.





 NGUYÊN TẮC GIẢM ÂM PHỤ ÂM
 Âm phụ âm thường gặp trong giảm âm phụ âm nhất là âm /t/
Chúng ta chỉ cần áp dụng cách : không đọc rõ ràng âm / t / nữa mà đọc thật nhẹ nhàng, nhanh chóng, lướt qua âm / t / thành âm RỜ hay âm NỜ của tiếng Việt. Hãy nhớ là thật nhẹ nhàng, nhanh chóng.
 Khi chúng ta đọc giảm âm có nghĩa là bạn đang đọc âm ấy thật nhanh dẫn đến không nhấn giọng vào nó. Hãy nhớ chỉ khi đọc nhanh, lướt thì ta mới áp dụng kỹ thuật giảm âm này. ( khi đọc chậm thì không bao giờ được giảm âm như trên mà phải nói rõ ràng )
Hãy luyện tập những ví dụ sau :
daughter / 'dɔ:tə / native / 'neɪtiv / thirsty / 'ɵɜ:sti /
I’m writing a letter to my daughter.
Tuesday night, the twenty fourth, is cartoon night.
Turn on the little light, so you can see to cut the tamatoes.
Thay cho lôøi keát, taùc giaû chaân thaønh caûm ôn toaøn
theå hoïc vieân vaø ñoàng nghieäp ñaõ giuùp taùc giaû noã
löïc phaùt trieån yù töôûng cuûa baûn thaân, nhanh choùng
hoaøn thaønh taøi lieäu naøy, goùp moät phaàn nhoû vaøo
kho kinh nghieäm hoïc taäp quyù baùu cuûa hoïc vieân.
Về Đầu Trang Go down
chieuhado
Dân Đen
Dân Đen



Tổng số bài gửi : 1
Join date : 02/03/2011

. KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: . KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM   . KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM Icon_minitime1Wed Mar 02, 2011 2:20 pm

Cái này khó làm quá à !!!!! Dù đọc đã nhiều lần
Về Đầu Trang Go down
 
. KỸ THUẬT LUYẾN ÂM ( ĐỌC GIÓ ), GIẢM ÂM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» luyen noi tieng anh online
» bo de luyen nghe tieng anh rat hey
» Tài liệu luyện nghe Tiếng Anh
» trang web day tieng anh hay
» Bài viết mới Phần mềm luyện nói tiếng Anh miễn phi

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
CNTP42B ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ :: HỌC TẬP :: TIẾNG ANH-
Chuyển đến